Dự thảo Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu của Bộ Tài Chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
–––––

Độc lập  Tự do  Hạnh phúc
Số:          /2013/QĐ-TTg

––––––––––––––––––––––––––


Hà Nội, ngày        tháng       năm 2013

Dự thảo 1

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu
–––––––

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Nghị định số .../2012/NĐ-CP ngày .../.../2012 của Chính phủ sửa đổibổ sungmột số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.

QUYẾT ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Quyết định này bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác trong khu kinh tế cửa khẩu.
1. Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và được tổ chức, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP).
2. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại khu kinh tế cửa khẩu.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã tại khu kinh tế cửa khẩu.

Điều 3. Điều kiện áp dụng
Khu kinh tế cửa khẩu và khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng cơ chế, chính sách tài chính theo quy định tại Quyết định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Đối với khu kinh tế cửa khẩu:
a) Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
2. Đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu:
a) Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra, vào khu phi thuế quan.
b) Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
2. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu vực kinh tế có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định của pháp luật, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG, ĐẦU TƯ

Điều 4. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng của ngân sách nhà nước
1. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu kinh tế cửa khẩu được bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướngChính phủ và các văn bản sửa đổibổ sung (nếu có). Hàng năm, dành tối đa 30% số vượt thu so với dự toán (dự toán thu phải cao hơn số thực hiện năm trước) đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ trên địa bàn cho ngân sách các tỉnh có cửa khẩu quốc tế đường bộ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2012-2015 theo Đề án đầu tư khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ phê duyệt nhưng không quá 200 tỷ đồng/năm/địa phương.
Điều kiện, nguyên tắc, loại công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tiêu chí, điều kiện, nguyên tắc, loại công trình được lựa chọn, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và việc quản lý, sử dụng, quyết toán vốn do ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Vốn huy động
1. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quy mô lớn, có vai trò then chốt được phát hành trái phiếu công trình theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại khu kinh tế cửa khẩu được huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật:
a) Nếu là trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
b) Nếu là trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Nếu là trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.
d) Toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu được sử dụng đầu tư cho các dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật theo đúng dự án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào khu kinh tế cửa khẩu, kể cả việc áp dụng các hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – chuyển giao - kinh doanh (BTO).
3. Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án xây dựng công trình dịch vụ tiện ích, công cộng cần thiết của khu kinh tế cửa khẩu được đưa vào danh sách dự án kêu gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Việc quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn của các tổ chức tín dụng và huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Đối với Các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (tỉnh An Giang), Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp), ngoài vốn huy động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thì còn được huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế cửa khẩu; được áp dụng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn đầu tư dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Vốn từ quỹ đất khu kinh tế
Ủy ban nhân dân các tỉnh sử dụng các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại khu kinh tế cửa khẩu để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích cần thiết phục vụ chung trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc tạo nguồn vốn giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Vốn tín dụng nhà nước
Dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Mục II
CHÍNH SÁCH THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍTIỀN THUÊ ĐẤT
VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHÁC

Điều 8. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1. Được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Trường hợp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài hơn nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% quy định tại khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 03 (ba) năm đầu từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Điều 9. Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân
1. Người Việt Nam và người nước ngoài trực tiếp làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu, có thu nhập từ việc làm tại khu kinh tế cửa khẩu thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân được giảm 50% số thuế phải nộp.
2. Thủ tục kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng
1. Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất ra nước ngoài thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu.
2. Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan không thực hiện thủ tục xuất khẩu và hải quan, bao gồm: bia các loại; nước giải khát, rượu và thức uống có cồn rượu; thuốc lá điếu các loại, xì gà; điện thoại di động, thẻ cào điện thoại di động; ô tô các loại; xe gắn máy các loại; xăng dầu. Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp các loại thuế đối với những mặt hàng này như bán hàng trong nội địa Việt Nam.
3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam hoặc các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thực hiện mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng phải kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm: mỳ, miến, cháo, phở ăn liền; bánh kẹo các loại; xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu, dầu tắm, kem đánh răng; sữa các loại, bột dinh dưỡng, dầu ăn các loại và gaz sử dụng cho các loại thiết bị lạnh.
Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Tài chính điều chỉnh các loại hàng hóa quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cho phù hợp.
4. Hàng hóa ngoài các mặt hàng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này từ nội địa Việt Nam hoặc các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu và áp dụng thủ tục kiểm tra, hoàn các loại thuế theo quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về thuế hiện hành.
5. Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ trong nội địa Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.
2. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ tại nội địa Việt Nam phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.

Điều 12. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không phải nộp thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.
3. Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kế cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu.
3. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Việc phân loại chi tiết nguyên liệu, vật tư làm căn cứ miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Việc xác định bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ miễn thuế thực hiện theo danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
4. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ miễn thuế thực hiện theo danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
5. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu tính trên phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó. Việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa nhập vào nội địa Việt Nam thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu vào nội địa đã có đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hóa nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện bán thành phẩm dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa Việt Nam thì việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng, mức thuế suất và giá tính thuế của phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa.
b) Trường hợp không xác định được số thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này thì thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất và giá tính thuế của mặt hàng sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp nhập khẩu vào nội địa Việt Nam tại thời điểm mở tờ khai hải quan.
5. Hàng nhập khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu để sản xuất còn thừa và còn giá trị thương mại thì được bán vào nội địa Việt Nam và phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
6. Đối với hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan nằm trong khu kinh tế cửa khẩu nếu đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đó theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 13. Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổibổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005, cụ thể như sau:
a) 1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
b) 2. Miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
c) 3. Miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
d) 4. Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (tỉnh An Giang), Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) khi thuê đất, thuê mặt nước ngoài được hưởng các ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này còn được áp dụng mức giá thuê đất, thuê mặt nước bằng 30% giá thuê đất, thuê mặt nước áp dụng tại huyện có mức giá thuê đất, thuê mặt nước thấp nhất trong địa bàn tỉnh theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tính từ năm nhà đầu tư hết thời gian được hưởng ưu đãi nêu tại khoản 1 Điều này trở đi.

Điều 14. Ưu đãi về thu tiền sử dụng đất
Nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu làm mặt bằng sản xuất kinh doanh mà lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổibổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004.

Điều 15. Chính sách về phí, lệ phí
1. Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu được ủy quyền thu một số loại phí, lệ phí liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của Ban Quản lý theo quy định, gồm:
a) Phí thẩm định đầu tư và lệ phí cấp giấy đăng ký kinh doanh, phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
b) Phí, lệ phí liên quan đến cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu kinh tế cửa khẩu; cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương.
c) Phí, lệ phí liên quan đến cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu kinh tế cửa khẩu; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu kinh tế cửa khẩu.
d) Phí, lệ phí liên quan đến cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong khu kinh tế cửa khẩu và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong khu kinh tế cửa khẩu.
đ) Phí, lệ phí liên quan đến xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu kinh tế cửa khẩu cho tổ chức có liên quan.
e) Phí, lệ phí liên quan đến thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu kinh tế cửa khẩu.
2. Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu xây dựng các mức thu phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế cửa khẩu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật phí, lệ phí.
3. Các khoản phí, lệ phí do Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu trực tiếp thu được ngân sách nhà nước cấp lại một phần để bù đắp chi phí tổ chức thu và chi bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế cửa khẩu có sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu phải trả tiền sử dụng hạ tầng.
2. Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu được tổ chức quản lý, khai thác và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu đối với các công trình do mình đầu tư xây dựng (như tiền cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật)được tổ chức thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (phí đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu), công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu để bù đắp cho việc duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ của các công trình, tiện ích này theo quy định của pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu quyết định cụ thể mức thu và việc quản lýsử dụng tiền phí sử dụng các công trình, tiện ích quy định tại khoản này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội chung trong khu kinh tế cửa khẩu không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu để đầu tư cho việc duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ của các công trình hạ tầng này và thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu
Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Chương V Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và quy định tại Quyết định này.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu
1. Chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, các khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu; chỉ đạo thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu.
2. Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
3. Chủ trì xây dựng kế hoạch và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng vốn ngân sách địa phương để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật về đầu tư, về ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức thu và việc quản lýsử dụng tiền phí sử dụng các công trình, tiện ích.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước khác đối với khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn địa phương có khu kinh tế cửa khẩu, thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này.
2. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm hướng dẫn địa phương có khu kinh tế cửa khẩu thực hiện quy định tại Quyết định này.

Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng    năm 2013.
2. Quyết định này bãi bỏ:
a) Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
b) Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
c) Các quy định về cơ chế, chính sách tài chính tại các Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu, khu phi thuế quan quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Trường hợp các văn bản được trích dẫn tại Quyết định này mà được sửa đổibổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổibổ sung hoặc thay thế.
4. Các dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đang được hưởng chính sách ưu đãi cao hơn so với quy định tại Quyết định này, nếu đáp ứng đủ điều kiện về ưu đãi thì được tiếp tục được hưởng ưu đãi ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư cho thời gian còn lại. Trường hợp, ưu đãi ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư thấp hơn mức ưu đãi quy định tại Quyết định này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Quyết định này áp dụng cho thời gian còn lại.
3. Khu công nghiệp thương mại nằm trong khu kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ điều kiện của khu phi thuế quan thì được áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho khu phi thuế quan quy định tại Quyết định này.
5. Về chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu:
a) Quy định ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động của từng khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện đến hết năm 2012. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 trở đi thực hiện theo Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
a) Quy định ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch khu phi thuế quan theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động của từng khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện đến hết năm 2015 với giá trị không quá 1.000.000 (một triệu) đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 2 ngày/1 tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế.
b) Thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan phải được cấp phép và có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại, du lịch và các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực kinh tế cửa khẩu.
d) Giao Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công Thương quy định Danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có thuế nhập khẩu cao, hàng hoá quản lý theo hạn ngạch thuế quan cần hạn chế nhập khẩu trong Danh mục hàng không bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan xây dựng các biện pháp quản lý, phòng, chống và xử lý các hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi trên để thu gom, buôn lậu hàng vào nội địa, kinh doanh trái pháp luật.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTTH (5b).
THỦ TƯỚNG


 








Nguyễn Tấn Dũng

 

Phụ lục
Danh mục các quy định về cơ chế, chính sách tài chính
tại các Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu, khu phi
thuế quan trái với quy định tại Quyết định này bị bãi bỏ
(Ban hành kèm theo Quyết định số      /2013/QĐ-TTg
ngày    tháng    năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
––––––––––

1. Điều 7; khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 9; Điều 10 (trừ khoản 3 đã được bãi bỏ bởi Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 12 và Điều 13 Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Điều 7; khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 9; Điều 10 (trừ khoản 3 đã được bãi bỏ bởi Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 12 và Điều 13 Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.
3. Điều 7; Điều 9; Điều 10; gạch đầu dòng thứ 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 12 Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế và tổ chức hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum.
4. Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 6; khoản 4 Điều 17; Điều 18 (trừ khoản 2 đã được bãi bỏ bởi Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 19; Điều 20 (bao gồm cả khoản 1 đã được sửa đổitại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 21 (bao gồm cả khoản 1 đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 22 và Điều 23 Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh.
5. Điều 6; Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11; Điều 14 Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
6. Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 6; Điều 7 (trừ khoản 3 đã được bãi bỏ bởi Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 8 Quyết định số 166/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.
7. Điều 7; khoản 2, 3 Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26 Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.
8. Điều 6; Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11; Điều 14 Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
9. Điều 7; Điều 11; Điều 12; Điều 14; Điều 15 (trừ khoản 2 đã được bãi bỏ bởi Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Điều 16 Quyết định số 140/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh./.

–––––––––––––––––––––


BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
–––––

Độc lập  Tự do  Hạnh phúc
Số:          /TTr-BTC

––––––––––––––––––––––––––


Hà Nội, ngày        tháng      năm 2013

Dự thảo 1
TỜ TRÌNH
Về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu
––––––––––––––

Kính gửi:           Thủ tướng Chính phủ

Ngày 21/12/2012 Bộ Tài chính có công văn số 17635/BTC-CST báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 và Quyết định số 671/QĐ-TTg ngày 07/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tại khoản 4 mục IV công văn số 17635/BTC-CST, Bộ Tài chính có kiến nghị cho phép nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định mới, thay thế Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 sửa đổi Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 564/VPCP-KTTH ngày 17/1/2013 của Văn phòng Chính phủ, sau khi trao đổi với các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính xin trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu như sau:

I. Sự cần thiết ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu

1. Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu
Ngày 02/3/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; ngày 10/7/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2009/QĐ-TTgsửa đổibổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg. Theo đó, cơ chế, chính sách tài chính của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay về cơ bản được thực hiện theo Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg. Ngoài ra, có một số khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng một số chính sách đặc thù quy định tại từng Quyết định riêng về quy chế hoạt động của từng khu.
Nhìn chung, hệ thống cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đến nay cơ bản đã khá đầy đủ, với nhiều cơ chế tài chính để thúc đẩy phát triển các khu, hấp dẫn và thu hút đầu tư. Các cơ chếđược xây dựng và hoàn thiện theo hướng cởi mở, thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tính đến nay, cả nước đã có 29 khu kinh tế cửa khẩu thuộc 21 tỉnh nằm trên tuyến biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia (danh sách các khu kinh tế cửa khẩu tại phụ lục 1 kèm theo). Các khu kinh tế cửa khẩu đã bước đầu hấp dẫn các nhà đầu tư, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương, đồng thời đóng góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước. Với sự ra đời của các khu kinh tế cửa khẩu được xây dựng trên tuyến biến giới đất liền, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu, góp phần hình thành các đô thị biên giới với nhiều hoạt động phát triển thương mại, du lịch, giao lưu kinh tế. Về tài chính có thể thấy rằng so với trước khi phát triển thành khu kinh tế cửa khẩu, số thu ngân sách nhà nước đã vượt trội, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng ở mức cao và kim ngạch thương mại với các nước có chung biên giới tăng đáng kể. Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu đã:
- Góp phần đẩy nhanh việc hình thành cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Gia tăng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu.
- Góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.
(Nội dung cụ thể tại phụ lục 2 kèm theo)

2. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế, chính sách tài chính tại các khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg và quy chế hoạt động của một số khu đặc thù đã bộc lộ một số hạn chế, cần được khắc phục để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới; phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với phát triển mối quan hệ hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước giáp biên; hạn chế lợi dụng chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại. Cụ thể:
- Về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg chưa bao quát hết tất cả các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, vướng mắc trong thực hiện.
- Quy định nguồn vốn hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ ngân sách trung ương cho các khu kinh tế cửa khẩu; vốn huy động, vốn tín dụng nhà nước cho các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đầu tư phát triển hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu.
- Chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu từ nội địa Việt Nam và các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu vào khu phi thuế quan đã bộc lộ một số điểm bị lợi dụng để gian lận thương mại.
- Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có một số điểm không còn phù hợp với thực tế và những quy định tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Một số quy định về ưu đãi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất không còn phù hợp với quy định mới của Chính phủ về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.
- Quy định về phí, lệ phí và chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu có một số điểm không còn phù hợp với thực tế.
- Quy định ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch khu phi thuế quan không còn phù hợp.
Vì vậy, để kịp thời khắc phục những bất cập của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg và để thực hiện thống nhất cơ chế, chính sách tài chính áp dụng đối với các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp thì việc ban hành Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ, thay thế cho Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg và các quy định về tài chính tại các Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ về từng khu là cần thiết.
Theo đó, Bộ Tài chính dự thảo Quyết định mới, thay thế Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg.

II. Nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản của dự thảo Quyết định

Trên cơ sở kế thừa những nội dung quy định còn phù hợp của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg, dự thảo Quyết định dự kiến sửa đổibổ sung những nội dung cơ bản sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh của Quyết định
Điều 1 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Quyết định này quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.
Tên gọi của Quyết định là ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu cùng các khu chức năng khác đều thuộc khu kinh tế cửa khẩu, do đó đề nghị bỏ quy định “khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu” tại điều này để đảm bảo thống nhất với tên gọi của Quyết định và đồng bộ với các khu chức năng khác cũng nằm trong khu kinh tế cửa khẩu nhưng không được nêu tại điều này.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 1 dự thảo Quyết định.

2. Về đối tượng áp dụng
Điều 2 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định đối tượng áp dụng là các Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Nhà đầu tư có dự án đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã tại khu kinh tế cửa khẩu.
Thực tế có một số khu có dân cư sinh sống (cá nhân, hộ kinh doanh trong khu, như Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo) hoặc có nơi có khu kinh tế cửa khẩu nhưng không có Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu riêng cho khu đó, mà có Ban Quản lý khu kinh tế chung của địa phương (đều là cơ quan quản lý nhà nước). Do đó, để bao quát hết tất cả các trường hợp trong thực tế, cần thiết phải sửa đổi quy định này cho phù hợp.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 2 dự thảo Quyết định như sau: “Đối tượng áp dụng của Quyết định này bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác trong khu kinh tế cửa khẩu”.

3. Về điều kiện áp dụng
Điều 3 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định:
Khu kinh tế cửa khẩu và khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng cơ chế, chính sách tài chính theo quy định tại Quyết định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Đối với khu kinh tế cửa khẩu:
a) Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
2. Đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu:
a) Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra, vào khu phi thuế quan.
b) Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
Trong thực tế có hai khu (Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo) được áp dụng cơ chế của khu phi thuế quan nhưng không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào. Tuy nhiên, nội dung quy định trong Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg thì lại áp dụng đối với cả hai khu này. Hiện nay, tất cả các khu kinh tế cửa khẩu đều được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng có nơi có Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu, có nơi có Ban Quản lý khu kinh tế chung của địa phương và đều được thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, đã đảm bảo điều kiện nêu trên thì đương nhiên được áp dụng. Do đó, đề nghị bỏ quy định về điều kiện áp dụng như nêu trên để tránh hiểu khác nhau, vướng mắc trong thực hiện.

4. Về giải thích từ ngữ
Điều 3 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định về giải thích từ ngữ như sau:
a) Khoản 1 quy định: “Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP”.
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổibổ sung và trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2013. Do đó, để đảm bảo tính bao quát, đề nghị sửa đổi khoản 1 như sau: “Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế”.
b) Khoản 2 quy định: “Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.”
Để tương đồng với việc bỏ quy định về “Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu” tại Điều 1 của Quyết định, bỏ quy định về điều kiện áp dụng tại Điều 3 của Quyết định; đồng thời để phù hợp với thực tế hoạt động của các khu phi thuế quan và pháp luật chuyên ngành[1], đề nghị sửa đổi khoản 2 như sau: “Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu vực kinh tế có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định của pháp luật, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quyết định này”.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 3 dự thảo Quyết định.

5. Về nguồn vốn đầu tư hạ tầng của ngân sách nhà nước
Khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định:
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng. Điều kiện, nguyên tắc, loại công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán vốn do ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tế đầu tư phát triển hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu trong từng giai đoạn, Quốc hội đã cho phép đầu tư trở lại không quá 30% số vượt thu so với dự toán thu hàng năm nhưng dự toán thu phải cao hơn số thực hiện năm trước đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ trên địa bàn cho ngân sách các tỉnh có cửa khẩu quốc tế đường bộ nhưng không quá 200 tỷ đồng/năm đối với một địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2012-2015 theo Đề án đầu tư được Chính phủ phê duyệt[2]Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép lựa chọn 08 khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013-2018[3]. Theo đó, các khu này sẽ được bố trí hỗ trợ tối thiểu 70% tổng nguồn vốn từ ngân sách trung ương trong kế hoạch hàng năm và trong giai đoạn 2013-2015 cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy định của Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, cần bổ sung thêm quy định này cho phù hợp.
Nội dung sửa đổi, bổ sung được thể hiện tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 dự thảo Quyết định như sau:
“2. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản sửa đổibổ sung (nếu có). Hàng năm, dành tối đa 30% số vượt thu so với dự toán (dự toán thu phải cao hơn số thực hiện năm trước) đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ trên địa bàn cho ngân sách các tỉnh có cửa khẩu quốc tế đường bộ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2012-2015 theo Đề án đầu tư khu kinh tế cửa khẩuđược Chính phủ phê duyệt nhưng không quá 200 tỷ đồng/năm/địa phương.
Điều kiện, nguyên tắc, loại công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tiêu chí, điều kiện, nguyên tắc, loại công trình được lựa chọn, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và việc quản lý, sử dụng, quyết toán vốn do ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

6. Về vốn huy động
a) Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quy mô lớn, có vai trò then chốt được phát hành trái phiếu công trình theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương”.
Pháp luật về vốn huy động có nhiều thay đổi trong thời gian vừa qua, như:
- Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đã được thay thế bởi Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011. Theo Nghị định số 01/2011/NĐ-CP thì không quy định về phát hành trái phiếu công trình, mà chỉ quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sáchtrung ương hoặc để đầu tư vào các chương trình dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện đầu tư vào các dự án, chương trình không được Chính phủ bảo lãnh thì việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Do đó, cần thiết phải sửa đổibổ sung quy định tại khoản này để phù hợp với quy định của pháp luật mới ban hành nêu trên. Nội dung sửa đổi, bổ sung được thể hiện tại khoản 1 Điều 5 dự thảo Quyết định.
b) Khoản 6 Điều 6 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Đối với các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (tỉnh An Giang), Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp), ngoài vốn huy động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này thì còn được huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế cửa khẩu; được áp dụng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn đầu tư dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.
Thực tế khu kinh tế cửa khẩu nào cũng cần huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế cửa khẩu; cần được áp dụng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn đầu tư dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Trong khi việc huy động còn khó khăn nên khuyến khích áp dụng cho tất cả các khu kinh tế cửa khẩu để đáp ứng nguồn vốn đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Do đó, đề nghị bỏ quy định cụ thể 9 khu như nêu tại khoản 6 Điều 6 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg (quy định áp dụng chung cho tất cả các khu kinh tế cửa khẩu).
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại khoản 6 Điều 5 dự thảo Quyết định.

7. Về thuế giá trị gia tăng
Khoản 2 Điều 11 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu”.
Thực hiện quy định này, tại Thông tư số 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg đã quy định danh mục 10 chủng loại mặt hàng kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiệnỦy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phát hiện có hiện tượng lợi dụng chính sách ưu đãi để rút tiền hoàn thuế giá trị gia tăng và đã đề nghị Bộ Tài chính không cho mở tờ khai xuất khẩu vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đối với một số hàng hoá, dịch vụ (như điện thoại di động, thuốc lá, bia). Đồng thời quan rà soát, tổng hợp báo cáo từ một số địa phương khác nơi có khu kinh tế cửa khẩu (An Giang, Tây Ninh), Bộ Tài chính nhận thấy còn nhiều mặt hàng khác (như: nước giải khát, rượu và thức uống có cồn rượu; xà phòng, dầu gội đầu, dầu tắm, kem đánh răng; xe gắn mày; sữa các loại, bột dinh dưỡng, dầu ăn các loại, thẻ cào điện thoại di động; ô tô các loại; xăng dầu) cũng bị các đối tượng lợi dụng hình thức xuất bán từ nội địa vào khu phi thuế quan rồi quay vòng vào nội địa dưới hình thức mua hàng miễn thuế, nhưng vẫn làm thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng. Để thực hiện đúng chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh tại các vùng kinh tế đặc thù, nâng cao đời sống nhân dân địa phương và hạn chế lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép[4] thực hiện như sau:
- Một số mặt hàng từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan không thực hiện thủ tục xuất khẩu và hải quan (như: bia các loại; nước giải khát, rượu và thức uống có cồn rượu; thuốc lá điếu các loại, xì gà; điện thoại di động, thẻ cào điện thoại di động; ô tô các loại; xe gắn máy các loại; xăng dầu). Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp các loại thuế đối với những mặt hàng này như bán hàng trong nội địa Việt Nam.
Một số mặt hàng từ nội địa Việt Nam hoặc các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thực hiện mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về thuế GTGT nhưng phải kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng (như: mỳ, miến, cháo, phở ăn liền; bánh kẹo các loại; xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu, dầu tắm, kem đánh răng; sữa các loại, bột dinh dưỡng, dầu ăn các loại và gaz sử dụng cho các loại thiết bị lạnh).
Hàng hóa ngoài các mặt hàng quy định tại hai khoản nêu trên từ nội địa Việt Nam hoặc các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu và áp dụng thủ tục kiểm tra, hoàn các loại thuế theo quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về thuế hiện hành.
Trong thời gian tới, chính sách này cần được tiếp tục duy trì nhằm hạn chế lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Theo đó, đề nghị sửa đổi quy định về ưu đãi thuế giá trị gia tăng tạikhoản 2 Điều 11 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg theo các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện nêu trên.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 10 dự thảo Quyết định.

8. Về ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
a) Khoản 3 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Việc phân loại chi tiết nguyên liệu, vật tư làm căn cứ miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Việc xác định bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ miễn thuế thực hiện theo danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.”
Quy định này được căn cứ theo quy định tại khoản 15 và khoản 16 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Nghị định số 149/2005/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số 87/2010/NĐ-CP và quy định  tại khoản 15 và khoản 16 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP đã được thay thế bằng quy định tại khoản 14 Điều 12 như sau: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất”.
Theo Danh mục lĩnh vực ưu đãi về thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP và Danh mục địa bàn ưu đãi về thuế nhập khẩu (được căn cứ theo Danh mục địa bàn ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ) thì khu kinh tế (trong đó có khu kinh tế cửa khẩu) không thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư. Do đó, các dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhậnđầu tư kể từ ngày 01/10/2010 trở đi (ngày Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) không được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.
Qua tổng hợp ý kiến, kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp tại các khu kinh tế cửa khẩu thì tất cả các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu đều kiến nghị cho phép thực hiện ưu đãi về thuế nhập khẩu như trước thời điểm Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Qua khảo sát thực tế tại các khu kinh tế cửa khẩu, Bộ Tài chính thấy rằng việc khuyến khích hoạt động sản xuất trong khu kinh tế cửa khẩu là cần thiết (thực tế tại các khu kinh tế cửa khẩu phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ là chủ yếu), đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững các khu kinh tế cửa khẩu. Do đó, căn cứ thẩm quyền quy định về miễn thuế nhập khẩu tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP (... các trường hợp khác, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định...), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại khoản 4 Điều 12 dự thảo Quyết định.
b) Để hình thành khu phi thuế quan thì có việc xây dựng các công trình (nhà, xưởng, đường xá...) và lúc đó chưa hình thành khu phi thuế quan nên vật liệu xây dựng dùng để xây dựng các công trình này không phải làm thủ tục xuất khẩu và không phải chịu thuế xuất khẩu (nếu là mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, như cát, sỏi...). Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của các khu phi thuế quan có phát sinh trường hợp phải xây dựng thêm hoặc sửa chữa các công trình trong khu phi thuế quan. Thực chất thì các công trình này nằm cố định trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng vật liệu xây dựng (là hàng hoá) từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan theo quy định hiện hành vẫn phải chịu thuế xuất khẩu (nếu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu). Để tháo gỡ vướng mắc này cho phù hợp với thực tế, khuyến khích xây dựng các công trình trong khu phi thuế quan, Bộ Tài chính đã báo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá là vật liệu xây dựng đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan. Theo đó, cần thiết phải bổ sung thêm quy định này vào Quyết định để đảm bảo cơ sở pháp lý và tính ổn định của chính sách.
Nội dung bổ sung được thể hiện tại khoản 3 Điều 12 dự thảo Quyết định như sau: “Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kế cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu”.

9. Về ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước
Khoản 2 Điều 14 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (tỉnh An Giang), Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) khi thuê đất, thuê mặt nước ngoài được hưởng các ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này còn được áp dụng mức giá thuê đất, thuê mặt nước bằng 30% giá thuê đất, thuê mặt nước áp dụng tại huyện có mức giá thuê đất, thuê mặt nước thấp nhất trong địa bàn tỉnh theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tính từ năm nhà đầu tư hết thời gian được hưởng ưu đãi nêu tại khoản 1 Điều này trở đi”.
Việc giảm giá thuê đất sẽ không bảo đảm tương quan về ưu đãi đối với tiền sử dụng đất trong cùng Quyết định này do tiền thuê đất ngoài ưu đãi được miễn tiền thuê đất lại còn được giảm giá thuê đất, trong khi đó tiền sử dụng đất thì không được ưu đãi về giảm giá. Vì vậy, đề nghị bỏ quy định này.
Nội dung sửa đổibổ sung được thể hiện tại Điều 13 dự thảo Quyết định.

10. Về chính sách phí, lệ phí
Tại điểm e khoản 1 Điều 15 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu được ủy quyền thu một số loại phí, lệ phí liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của Ban Quản lý theo quy định, trong đó có: “Phí, lệ phí liên quan đến thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu kinh tế cửa khẩu”.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì không còn quy định uỷ quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu thu phí, lệ phí liên quan đến thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu kinh tế cửa khẩu. Do đó, đề nghị bỏ quy định này.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại khoản 1 Điều 15 dự thảo Quyết định.

11. Về chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Khoản 2 Điều 17 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định về chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu như sau: “Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu được tổ chức quản lý, khai thác và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu đối với các công trình do mình đầu tư xây dựng; được tổ chức thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật”.
Qua tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu có kiến nghị cho phép thu phí đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu, đặc biệt là phương tiện vận chuyển hàng hoá (phục vụ hoạt động kinh doanh, là đối tượng chính làm đường xá nhanh xuống cấp) để có nguồn kinh phí sửa chữa đường xá của khu.
Ngày 07/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. Tại khoản 1 mục VII cóquy định Ủy ban nhân dân các tỉnh (địa phương có cửa khẩu, có hàng tạm nhập tái xuất đi qua): “Đề xuất với Bộ Tài chính cơ chế về mức thu phí phù hợp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan để tăng cường nguồn thu ngân sách, đầu tư trở lại, nâng cấp hệ thống đường giao thông, luồng lạch, bến bãi, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu”.
Qua khảo sát thực tế Bộ Tài chính thấy rằng việc tạo nguồn thu cho địa phương từ các phương tiện qua lại cửa khẩu, đặc biệt là phương tiện vận chuyển hàng hoá (phục vụ hoạt động kinh doanh, là đối tượng chính làm đường xá nhanh xuống cấp) để có nguồn kinh phí sửa chữa đường xá là cần thiết.
Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg được ban hành căn cứ vào Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Tại điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định nhà đầu tư đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có quyền thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế”.
Theo đó, căn cứ quy định về phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng trong khu kinh tế” tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg theo hướng quy định rõ việc thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu đối với các công trình do doanh nghiệp đầu tư xây dựng là những khoản gì (như tiền cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật...); phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu là những khoản gì (về cả phạm vi, đối tượng áp dụng, thẩm quyền quy định mức thu, nội dung quản lýsử dụng tiền phí thu được...), trong đó có thu phí đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá ra, vào cửa khẩu (bao gồm cả đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất như nêu tại Chỉ thị số 23/CT-TTg) cho phù hợp và đảm bảo cơ sở pháp lý trong thực hiện như sau:
2. Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu được tổ chức quản lý, khai thác và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu đối với các công trình do mình đầu tư xây dựng (như tiền cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật); được tổ chức thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (phí đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu), công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu để bù đắp cho việc duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ của các công trình, tiện ích này theo quy định của pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu quyết định cụ thể mức thu và việc quản lýsử dụng tiền phí sử dụng các công trình, tiện ích quy định tại khoản này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nội dung sửa đổi được thể hiện tại khoản 2 Điều 16 dự thảo Quyết định.

12. Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu
Điều 18 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu.
Để phù hợp với nội dung sửa đổibổ sung về chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu nêu trên, cần thiết phải bổ sung thêm trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu như sau: “Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức thu và việc quản lýsử dụng tiền phí sử dụng các công trình, tiện ích”.
Nội dung bổ sung thể hiện tại khoản 4 Điều 18 dự thảo Quyết định.

13. Về chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan
Tại Điều 1 Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg (sửa đổibổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg) có quy định: “Quy định ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động của từng khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện đến hết năm 2012. Từ ngày 01/01/2013 trở đi thực hiện theo Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ”.
Theo quy định này, chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan (500.000 đồng/người/ngày/lần) theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ tại các khu kinh tế cửa khẩu sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.
Qua tổng hợp ý kiến, kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu, các địa phương đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện chính sách ưu đãi miễn thuế đối với khách quan tham du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu (đến hết năm 2018) và tăng trị giá hàng hoá được miễn thuế (từ 500.000 lên 2 triệu đồng/người/ngày) vì:
- Qua chính sách bán hàng miễn thuế cho khách du lịch, các địa phương đã kêu gọi được các nhà đầu tư đến xây dựng siêu thị miễn thuế và đã thu hút lượng người đến mua hàng ngày càng đông, đây chính là cầu nối để thu hút các dự án khác, cả trong và ngoài khu phi thuế quan. Tạo công ăn việc làm chủ yếu là lao động của địa phương, góp phần cải thiện đời sống, tăng cường công tác tổ chức quản lý, củng cố quốc phòng và bảo vệ an toàn biên giới quốc gia.
- Việc chấm dứt chính sách bán hàng miễn thuế cho khách du lịch gây ảnh hưởng lớn trong việc kêu gọi đầu tư và gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng và kinh doanh hàng miễn thuế.
- Định mức miễn thuế cho khách tham quan, du lịch áp dụng từ năm 2004 đến nay đã qua 8 năm. Chỉ số trượt giá từ năm 2004 - 2011 và dự kiến 5 tháng đầu năm 2012 tổng cộng là 96,65% nên trị giá 500.000 đồng năm 2004 đến nay thực chất giảm chỉ còn 16.750 đồng, nay để mua được một số lượng hàng hoá tương đương năm 2004, năm 2012 phải cần có khoảng 1.000.000 đồng. Định mức năm 2004 được căn cứ vào việc trao đổi mua bán của cư dân biên giới giữa hai nước có chung đường biên giới (Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg), nay định mức này đã là 2.000.000 đồng/người/ngày (Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg).
- Thời gian ưu đãi nếu chỉ kéo dài đến hết năm 2015 hoặc 2018 thì khấu hao còn tiếp tục thực hiện trong 3 đến 6 năm, cùng với việc nâng mức trị giá hàng hoá được miễn thuế giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, tăng khấu hao.
Qua khảo sát thực tế một số khu kinh tế cửa khẩu, Bộ Tài chính thấy rằng:
+ Tại các địa phương có áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan, du lịch khu phi thuế quan là 500.000 đồng/người/ngày thì nhiều doanh nghiệp đầu tư chưa thu hồi được vốn đầu tư. Các doanh nghiệp có ý định đầu tư thì trong thời gian qua không dám đầu tư. Chính sách này áp dụng tại các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu có chung biên giới là: Campuchia, Lào và Trung Quốc. Trong đó, Campuchia và Lào là hai nước trong Asean, hàng hoá sản xuất từ hai nước này nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng Biểu thuế nhập khẩu chung Asean (Atiga). Theo lộ trình đến năm 2015 thì Biểu thuế Atiga có khoảng 93-95% dòng thuế là 0%. Đối với Trung Quốc, hàng hoá sản xuất từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng Biểu thuế nhập khẩu Asean – Trung Quốc. Theo lộ trình đến năm 2015 thì các Biểu thuế Asean+ (gồm Asean – Trung Quốc; Asean – Hàn Quốc, Asean – Nhật Bản...) có khoảng 83% số dòng thuế là 0%. Theo đó, chính sách miễn thuế này sau năm 2015 không còn nhiều tác dụng.
+ Về trị giá hàng hoá được miễn thuế: Trị giá hàng hoá được miễn thuế 500.000 đồng/người/ngày được áp dụng từ năm 2004 trở đi (Mộc Bài ở Tây Ninh áp dụng năm 2004 theo Quyết định số 144/2004/QĐ-TTg; Lao Bảo ở Quảng Trị áp dụng năm 2005 theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg...). Do chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2004 đến hết năm 2011 là 93,87% nên với mức trị giá miễn thuế này đến nay mua được ít hàng hoá hơn so với thời điểm năm 2004, 2005. Hiện tại, mức trị giá hàng hoá miễn thuế của cư dân biên giới là 2 triệu đồng/người/ngày/lượt (theo Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg), khách tham quan khu phi thuế quan không phải là đối tượng ở thường xuyên như cư dân biên giới.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện chính sách ưu đãi miễn thuế đối với khách quan tham du lịch khu phi thuế quan đến hết năm 2015 và nâng mức trị giá miễn thuế so với mức hiện hành là không quá 1.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt nhưng không quá 2 ngày/1 tháng (tổng trị giá miễn thuế là không quá 2 triệu đồng/người/tháng). Như vậy, sẽ phù hợp với thực tế là khách tham quan, du lịch cũng chỉ thường ở tối đa là 2 hoặc 3 ngày và khắc phục hiện tượng lợi dụng chứng minh thư khách tham quan du lịch để quay vòng mua hàng miễn thuế (nếu tính theo ngày nhưng không giới hạn số tiền trong một tháng như quy định hiện hành).
Nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng chính sách này để buôn lậu, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định sau:
- Sửa đổi nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg “Giao Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công Thương quy định Danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thuốc lá, rượu, bia) cần hạn chế nhập khẩu trong Danh mục hàng bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu” thành “Giao Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công Thương quy định Danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có thuế nhập khẩu cao, hàng hoá quản lý theo hạn ngạch thuế quan không bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan”.
- Bổ sung thêm một điểm vào khoản 4 quy định: “Thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan phải được cấp phép và có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế”.
Nội dung sửa đổibổ sung thể hiện tại khoản 4 Điều 20 dự thảo Quyết định.

14. Một số văn bản dẫn chiếu tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg đã được sửa đổibổ sung, thay thế cần phải chỉnh sửa lại như sau:
a) Điều 8 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định về vốn tín dụng nhà nước như sau: “Dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006”.
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Do đó, sửa đổi lạiquy định tại Điều này cho phù hợp. Nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 7 dự thảo Quyết định.
b) Khoản 1 Điều 14 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định về ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước như sau: “Dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”.
Nghị định số 142/2005/NĐ-CP đã được sửa đổibổ sung một số điều bởi Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010, trong đó có sửa đổibổ sung điều khoản quy định về ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước có liên quan đến các dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu (là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư của pháp luật về đầu tư). Do đó, cần phải bổ sung thêm Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổibổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP vào khoản này cho đầy đủ. Nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 13 dự thảo Quyết định.
c) Điều 14 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định về ưu đãi tiền sử dụng đất như sau: “Nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu làm mặt bằng sản xuất kinh doanh mà lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất”.
Ngày 30/12/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2010/NĐ-CP sửa đổibổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP. Nội dung sửa đổibổ sung có quy định liên quan đến ưu đãi tiền sử dụng đất của các dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu (là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư của pháp luật về đầu tư). Do đó, cần phải bổ sung thêm Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 vào khoản này cho đầy đủ.
Nội dung bổ sung được thể hiện tại Điều 14 dự thảo Quyết định.

15. Ngoài ra, dự thảo Quyết định được sửa đổi một số câu chữ cho phù hợp với nội dung quy định trong Quyết định và pháp luật hiện hành, như:
a) Tiêu đề mục II chương II Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg quy định: “Chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và chính sách tài chính khác”. Tuy nhiên, ngoài chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, nội dung của mục II này bao gồm cả tiền sử dụng đất, tiền sử dụng hạ tầng. Do đó, để đảm bảo tính bao quát và phù hợp với nội dung của mục II, đề nghị bỏ “tiền thuê đất” ra khỏi tiêu đề của mục II.
b) Thay cụm từ “không phải nộp” bằng cụm từ “thuộc đối tượng không chịu” thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại quy định tại khoản 1 Điều 12 dự thảo Quyết định cho phù hợp với quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

16. Về hiệu lực thi hành
Dự thảo Quyết định dự kiến có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời dự kiến bãi bỏ:
- Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
- Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
- Các quy định về cơ chế, chính sách tài chính tại các Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu, khu phi thuế quan trái với quy định tại Quyết định này, để thực hiện thống nhất theo quy định tại Quyết định này (điều khoản bị bãi bỏ cụ thể được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định).
Ngoài ra, trường hợp các văn bản được trích dẫn tại Quyết định này mà được sửa đổibổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổibổ sung hoặc thay thế.
Nội dung quy định được thể hiện tại khoản 2, 3 Điều 20 dự thảo Quyết định.

III. Đánh giá tác động khi ban hành Quyết định

Quyết định này được ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của quy định hiện hành, như:
1. Việc sửa đổi quy định về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng sẽ đảm bảo Quyết định bao quát hết tất cả các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, tránh hiểu khác nhau, vướng mắc trong thực hiện.
2. Việc sửa đổi quy định về nguồn vốn hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ ngân sách trung ương cho các khu kinh tế cửa khẩu; về vốn huy động, vốn tín dụng nhà nước cho các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu vừa phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, về huy động vốn mới được ban hành, vừa đáp ứng được nhu cầu thực tế đầu tư phát triển hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu.
3. Việc sửa đổi quy định chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu từ nội địa Việt Nam và các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu vào khu phi thuế quan sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh kịp thời danh mục những mặt hàng không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và những mặt hàng thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế khi xuất khẩu từ nội địa vào khu phi thuế quan, hạn chế việc lợi dụng chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng để gian lận, trốn thuế.
4. Việc sửa đổi quy định ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Cho phép thực hiện ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với ác dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất (áp dụng theo ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) tương tự như trước thời điểm Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất trong khu kinh tế cửa khẩu (thực tế tại các khu kinh tế cửa khẩu phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ là chủ yếu), đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững các khu kinh tế cửa khẩu.
5. Việc sửa đổi quy định về phí, lệ phí và chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu sẽ đảm bảo cho địa phương có nguồn kinh phí để tăng cường nguồn thu ngân sách, nâng cấp hệ thống đường giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự tại các khu kinh tế cửa khẩu.
6. Việc sửa đổi quy định ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch khu phi thuế quan: Một mặt sẽ tạo cơ sở cho các địa phương kêu gọi các nhà đầu tư đến xây dựng siêu thị miễn thuế, thu hút khách tham quan, du lịch, làm cầu nối để thu hút các dự án khác, cả trong và ngoài khu phi thuế quan. Tạo công ăn việc làm (chủ yếu là lao động của địa phương), góp phần cải thiện đời sống, tăng cường công tác tổ chức quản lý, củng cố quốc phòng và bảo vệ an toàn biên giới quốc gia. Mặt khác, sẽ hạn chế việc lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch khu phi thuế quan để gom hàng, trốn thuế (như hiện tượng lợi dụng chứng minh thư khách tham quan du lịch để quay vòng mua hàng miễn thuế).

IV. Ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương

Dự thảo Quyết định đã được gửi xin ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu và đăng trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính để xin ý kiến của tổ chức, cá nhân (tại công văn số .../BTC-CST ngày .../.../2013 của Bộ Tài chính).
Tổng hợp ý kiến và nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự thảo Quyết định (bản tổng hợp trình kèm). Bộ Tài chính xin báo cáo tóm tắt ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự thảo Quyết định như sau:

V. Ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp

Dự thảo Quyết định đã được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo quy định (tại công văn số .../BTC-CST ngày .../.../2013 của Bộ Tài chính)
Ngày .../.../2013, Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định về dự thảo Quyết định như sau:

Trên đây là những nội dung cơ bản của dự thảo Quyết định ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (thay thế Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:
BỘ TRƯỞNG
- Như trên;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Công Thương;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, CST (PXNK).








 

Phụ lục 1

Danh sách các khu kinh tế cửa khẩu
––––––––

Stt
Khu kinh tế
cửa khẩu
Địa phương
Diện tích
(ha)
Văn bản ban hành Quy chế hoạt động
Giáp nước
     1 
Vĩnh Xương
An Giang
9.916
Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg ngày 11/5/2007
Campuchia
     2 
Tịnh Biên
An Giang
9.255
Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg ngày 11/5/2007
Campuchia
     3 
Khánh Bình
An Giang
8.706
Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005
Campuchia
     4 
Bonuê – Hoa Lư
Bình Phước
28.000
Quyết định số 03/2005/QĐ-TTg ngày 05/01/2005
Campuchia
     5 
Đồng Tháp
Đồng Tháp
31.936
Quyết định số166/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008
Campuchia
     6 
Đường 19 – Lệ Thanh
Gia Lai
140
Quyết định số139/2001/QĐ-TTg ngày 21/9/2001
Campuchia
     7 
Hà Tiên
Kiên Giang
4.977
Quyết định số158/1998/QĐ-TTg ngày 03/9/1998
Campuchia
     8 
Mộc Bài
Tây Ninh
21.292
Quyết định số140/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007
Campuchia
     9 
Xa Mát
Tây Ninh
34.197
Quyết định số186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003
Campuchia
   10 
Long An
Long An
13.080
Quyết định số 07/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010
Campuchia
   11 
Bờ Y
Kon Tum
68.570
Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005
Campuchia, Lào
   12 
A Đớt
Thừa Thiên Huế
10.184
Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008
Lào
   13 
Cầu Treo
Hà Tĩnh
43.698
Quyết định số162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007
Lào
   14 
Cha Lo
Quảng Bình
53.800
Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002
Lào
   15 
Lao Bảo
Quảng Trị
15.804
Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005
Lào
   16 
Nam Giang
Quảng Nam
1.047
Quyết định số 211/2006/QĐ-TTg ngày 14/9/2006
Lào
   17 
Loóng Sập (Pa Háng)
Sơn La

Quyết định số188/2001/QĐ-TTg ngày 11/12/2001
Lào
   18 
Chiềng Khương

   19 
Tây Trang
Lai Châu
33.633
Quyết định số187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001
Lào, Trung Quốc
   20 
Ma Lù Thàng
Lai Châu
   21 
Hoành Mô - ĐồngVăn và Bắc Phong Sinh
Quảng Ninh
14.100
Quyết định số115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002
Trung Quốc
   22 
Tà Lùng
Cao Bằng
8.982
Quyết định số 83/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002
Trung Quốc
   23 
Trà Lĩnh
   24 
Sóc Giang
   25 
Chi Ma
Lạng Sơn
7.000
Quyết định số185/2001/QĐ-TTg ngày 06/12/2001
Trung Quốc
   26 
Đồng Đăng - Lạng Sơn
Lạng Sơn
39.400
Quyết định số138/2008/QĐ-TTg  ngày 14/10/2008
Trung Quốc
   27 
Lào Cai
Lào Cai
6.513
Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg ngày 26/3/2008
Trung Quốc
   28 
Móng Cái
Quảng Ninh
51.655
Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/4/2012
Trung Quốc
   29 
Thanh Thủy
Hà Giang
360
Quyết định số136/2009/QĐ-TTg ngày 26/11/2009
Trung Quốc

 

Phụ lục 2

Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách
tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu
–––––––––––


1. Góp phần đẩy nhanh việc hình thành cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Thực hiện chính sách đầu tư trở lại xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, theo báo cáo của các khu kinh tế cửa khẩu thì tổng số vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu tăng khá. Tính từ năm 2004 đến năm 2010, tổng số tiền ngân sách trung ương đã hỗ trợ cho các khu kinh tế cửa khẩu là 3.226 tỷ đồng. Đồng thời, trong thời gian qua, các khu kinh tế cửa khẩu đã đượcquan tâm, hỗ trợ có mục tiêu để bổ sung thêm nguồn tài chính phát triển hạ tầng công trình điện, thông tin, đường giao thông, trường học, trạm tế, công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trung tâm thương mại, công trình văn hoá.

2. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh

Với các ưu đãi về chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... các khu kinh tế cửa khẩu đã từng bước tạo được môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn. Theo báo cáo của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thì tính đến tháng 11 năm 2010 đã có 114 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn, có hơn 850 hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong khu kinh tế đã có 11 dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 2.500 tỷ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái có trên 700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó thương mại, du lịch và xuất nhập khẩu chiếm 73%. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có khoảng 950 doanh nghiệp. Khu kinh tế - Thương mại Lao bảo đã có gần 730 doanh nghiệp và 4.000 hộ kinh doanh.

3. Gia tăng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì kim ngạch xuất nhập khẩu tại các khu kinh tế cửa khẩu trong một số năm qua như sau:
   (Đơn vị: 1.000 USD)
Năm
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch
Chênh lệch
(XK – NK)
2005
953.388
791.615
1.745.003
161.773
2006
1.370.431
1.033.627
2.404.058
336.804
2007
2.459.682
2.037.385
4.497.067
422.297
2008
1.359.768
923.246
2.283.014
436.522
2009
1.890.991
1.988.924
3.879.915
-97.933
2010
2.960.213
2.512.190
5.472.403
448.023

Qua số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu ngày càng tăng: từ trên 1,7 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên trên 5,4 tỷ USD năm 2010 (tăng hơn 3 lần), trong đó về cơ bản, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (trừ năm 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ bằng nhau, kim ngạch xuất khẩu thấp hơn 97.933 USD so với kim ngạch nhập khẩu, chiếm tỷ lệ nhỏ là 2,52% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các khu kinh tế cửa khẩu).

4. Góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu cùng với việc các doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu đi vào hoạt động đã góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm. Số thu thuế, phí, lệ phí thu được từ các doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu trong năm 2010 và ước thực hiện năm 2011 như sau:

Đơn vị: tỷ đồng
Stt
Tên đơn vị
Thực hiện 2010
Ước thực hiện 2011
Tổng thu
Thu đối với hàng XNK
Tổng thu
Thu đối với hàng XNK
So với năm 2010
Tổng thu
Thu đối với hàng XNK
Tổng cộng:
2.776,82
862,26
3.794,4
1.074,30
136,6%
124,6%
1
Quảng Ninh
(Chi cục Móng Cái)
494,74
184,95
506,0
106,10
102,3%
57,4%
2
Lạng Sơn
(Chi cục Hữu Nghị)
1.574,0
459,27
1.650,0
454,00
104,8%
116,1%
3
Lào Cai
(Chi cục Lào Cai)
362,8
128,58
670,0
391,00
184,7%
304,1%
4
Điện Biên
(Chi cục Tây Trang)
3,8
0,43
4,8
0,51
126,6%
118,6%
5
Thanh Hóa
(Chi cục Na Mè)
2,2
0,28
4,3
0,04
196,2%
12,5%
6
Nghệ An
(Chi cục Nậm Cắn)
17,2
0,13
39,0
0,00
226,7%
83,2%
7
Hà Tĩnh
(Chi cục Cầu Treo)
58,1
2,34
11,6
3,60
20,0%
149,5%
8
Quảng Trị
(Chi cục Lao Bảo)
323,1
21,31
503,0
3,05
155,7%
14,3%
9
Gia Lai
(Chi cục Lệ Thanh)
81,4
0,65
56,5
8,50
69,4%
1.299,7%
10
Kon Tum
(Chi cục Bờ Y)
55,4
0,67
80,4
0,42
145,2%
39,6%
11
Tây ninh






- Chi cục Mộc Bài
15,8
5,94
11,0
5,86
69,7%
69,2%
- Chi cục Xa Mát
83,0
29,06
105,0
66,00
126,5%
223,8%
12
Bình Phước
(Chi cục QT Hoa Lư)
5,7
2,67
4,5
1,65
79,1%
61,9%
13
An Giang
(Chi cục Tịnh Biên)
8,5
2,59
5,4
2,05
63,6%
70,7%
14
Kiên Giang
(Chi cục QT Hà Tiên)
4,9
1,52
6,0
0,98
122,2%
64,5%
15
Long An
(Chi cục Bình Hiệp)
––
––
0
0,07
––
––
16
Đồng Tháp
(Chi cục Dinh Bà)
1,5
0,94
1,7
0,48
113,8%
2,0%
17
Quảng Bình
(Chi cục Cha Lo)
7,8
20,95
135,0
30,00
1.731,9%
157,5%

Theo đó, số thu thuế, phí, lệ phí năm 2011 đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu khoảng 1.074 tỷ đồng, bằng 124,6% so với năm 2010; tổng thu thuế, phí, lệ phí tại các khu kinh tế cửa khẩu năm 2011 khoảng 3.794 tỷ đồng, bằng 136,6% so với năm 2010.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn năm 2004-2010 là 3.226 tỷ đồng; năm 2011 là 700 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ được phân bổ cho các khu kinh tế cửa khẩu giáp Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng số vốn; tỷ trọng vốn được phân bổ cho các khu kinh tế cửa khẩu giáp Lào và các khu kinh tế cửa khẩu giáp Campuchia gần như nhau. Số vốn hỗ trợ có mục tiêu hàng năm được các tỉnh tập trung đầu tư cho các công trình thiết yếu như giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, công trình thoát nước, điện chiếu sáng, bãi kiểm hoá... và xây dựng hạ tầng khu thương mại - công nghiệp phục vụ sản xuất và kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu./.

––––––––––––––––––––––




[1] Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP thì “khu chế xuất”, “doanh nghiệp chế xuất” được quy định theo khái niệm riêng, không phải là khu phí thuế quan, mà được áp dụng cơ chế của khu phi thuế quan; “kho bảo thuế”, “kho ngoại quan” cũng được quy định theo khái niệm riêng tại Luật Hải quan, không phải khu phi thuế quan; “khu bảo thuế” là cách gọi của khu phi thuế quan tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg, trước khi có khái niệm về “khu phi thuế quan” tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, hiện hành không còn văn bản nào quy định về “khu bảo thuế”. Theo đó, việc đưa doanh nghiệp chế xuất và các kho, khu này vào khái niệm “khu phi thuế quan” là không còn phù hợp.
[2] Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
[3] Theo văn bản số 2074/TTg-KTTH ngày 07/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
[4] Theo văn bản số 2956/VPCP-KTTH ngày 7/5/2010 của Văn phòng Chính phủ.
Copyright 2010 SIÊU THỊ 24 GIỜ

Home | Giới thiệu | Sản phẩm | Tin tức | Liên hệ |